Thứ Năm, 26 tháng 5, 2022

“BÊ TÔNG THƯƠNG PHẨM” – Một Số Lưu Ý Khi Trộn Bê Tông

 Bê tông thương phẩm hiện nay được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng. Với chi phí và giá thành rẻ nên đây là sản phẩm được nhiều nhà thầu xây dựng đưa vào sử dụng. Để hiểu rõ hơn về sản phẩm bê tông thương phẩm đang hot trên thị trường hiện nay mời các bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn.

Bê tông thương phẩm

Ưu nhược điểm của bê tông thương phẩm

Cùng tìm hiểu về ưu nhược điểm của dòng bê tông thương phẩm này để có được sự lựa chọn phù hợp nhất cho công trình xây dựng của gia đình mình nhé!

1. Ưu điểm

– Rút ngắn thời gian thi công

Bởi bê tông thương phẩm được trộn tại những trạm bê tông sau đó đem thẳng đến các công trình nên có thể giảm được rất nhiều nhân công cũng như quá trình làm việc tại công trình.

– Chất lượng bê tông đồng đều

Bản chất bê tông thương phẩm được trộn bằng công nghệ máy hiện đại nhất, tiên tiến nhất với 1 tỷ lệ nhất định nên sẽ tạo nên được khối bê tông đồng nhất về chất lượng.

– Giảm thiểu việc rơi vãi vật liệu

Vì bê tông thương phẩm được bơm trực tiếp lên công trình nên chắc chắn sẽ không bị rơi vãi bê tông trong quá trình thi công. Vậy nên chúng ta sẽ không phải mất nhiều thời gian cho việc dọn dẹp.

– Dự đoán khối lượng sử dụng bê tông 1 cách dễ dàng

Không cần phải ngồi tính toán từng li từng tí về khối lượng cát, sỏi, xi măng hay đá… Việc dự đoán khối lượng bê tông sẽ đơn giản hơn rất nhiều, chỉ cần tính khối lượng bê tông sự trù là đã có thể dự đoán chính xác.

2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì chúng ta cũng sẽ kos kiểm soát được chất lượng và các thành phần bên trong bê tông thương phẩm.

Phân loại bê tông thương phẩm bằng cách nào?

Trên thị trường vật liệu xây dựng ngày nay, việc phân loại bê tông thương phẩm sẽ dựa trên mác bê tông bởi mác bê tông chính là khả năng chịu nén của bê tông.

1. Tiêu chuẩn phân loại theo mác bê tông

Tiêu chuẩn xây dựng hiện hành tại thị trường Việt Nam là: TCVN 3105:1993, TCVN 4453:1995. Mẫu dùng để đo cường độ đó chính là một mẫu bê tông hình lập phương có kích thước 150 mm × 150 mm × 150 mm.

Chúng sẽ được dưỡng trong điều kiện quy định trong TCVN 3105:1993, trong vòng 28 ngày kể từ khi bê tông ninh kết. Sau đó đưa vào máy nén để có thể đo ứng suất nén.

Với quy định thì kết cấu bê tông cần phải chịu đựng được nhiều tác động như: chịu nén, uốn, trượt, kéo… trong đó chịu nén chính là ưu thế lớn nhất của bê tông thương phẩm. Từ đó người ta có thể lấy cường độ chịu nén làm tiêu chuẩn để có thể đánh giá chất lượng của bê tông.

2. Phân loại bê tông tươi theo mác bê tông

Mác bê tông sẽ được phân chia làm nhiều loại khác nhau, từ 100, 150, 200, 250, 300, 400, 500 cho đến 600. Mác bê tông 200 chính là ứng suất nén phá hủy của mẫu bê tông kích thước tiêu chuẩn, được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn, được nén ở tuổi 28 ngày, đạt 200 kG/cm².

Còn riêng cường độ chịu nén của bê tông mác 200 chỉ là 90 kG/cm². Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ hiện đại ngày nay thì người ta có thể chế tạo bê tông có cường độ lên đến 1000kg/cm².


Xem thêm: https://noithatnhalee.com/be-tong-thuong-pham
#betongthuongpham
#bê_tông_thương_phẩm
#noithatnhalee
#nội_thất_nhà_lee

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét